Vi phạm quy định về cải chính trên báo chí bị phạt đến 20 triệu đồng
Theo Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản, vi phạm về cải chính trên báo chí sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Cụ thể, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không cải chính, xin lỗi theo quy định; không đăng, phát nội dung kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung sai sự thật, xuyên tạc, vu khống xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã đăng, phát trên báo chí.
Cũng về mức phạt đối với vi phạm quy định về cải chính trên báo chí, Nghị định nêu rõ phạt cảnh cáo đối với hành vi thực hiện cải chính, xin lỗi không đúng quy định về vị trí, kiểu chữ, cỡ chữ.
Phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không thông báo việc cải chính, xin lỗi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi mà không thể hiện nội dung thông tin cải chính, xin lỗi hoặc tên tác phẩm báo chí, tên chuyên mục, số báo, ngày, tháng, năm đã đăng, phát phải cải chính.
Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không thực hiện việc gỡ bỏ thông tin sai sự thật.
+ Không thông báo cho các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp có thỏa thuận việc sử dụng tin bài của báo mình để thực hiện đăng lại lời cải chính, xin lỗi;
+ Tạp chí xuất bản trên 30 ngày một kỳ khi thông tin sai sự thật mà không có văn bản trả lời ngay cho cơ quan tổ chức, cá nhân.
+ Không xây dựng chuyên mục riêng tại trang chủ của báo điện tử, tạp chí điện tử để thực hiện cải chính, xin lỗi;
+ Đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi mà không thể hiện đầy đủ các nội dung đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã đăng, phát trong tác phẩm báo chí và nội dung thông tin được cải chính.
+ Cải chính, xin lỗi không đúng thời điểm quy định.
Theo Chí Kiên/ báo Chính phủ
Nhà báo Lê Thanh Tuấn – Giám đốc Đài PTTH Vĩnh Long: Một trung tâm chuyên trách về bảo vệ bản quyền báo chí là giải pháp rất cần thiết
- Nhà báo Nguyễn Minh Đức – Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô Thị: "Cần có tổ chức chuyên nghiệp đứng ra làm trung gian"
- Nhà báo – Tiến sĩ Tô Đình Tuân – Tổng biên tập báo Người Lao Động: Cần liên kết chặt chẽ, ứng dụng công nghệ cao để xử lý nạn vi phạm bản quyền báo chí
- Nhà báo Lê Quốc Minh – Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam: Chưa bảo vệ được bản quyền báo chí thì không thể hoạt động một cách chuyên nghiệp
- Bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí: Chuyện dài nói mãi!
- Liên minh bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí: Chuyện không thể chần chừ Cuộc cách mạng trực tuyến và bài toán bảo vệ bản quyền nội dung số
- Xác minh nhóm người xưng “phóng viên” xin tiền doanh nghiệp tại Quảng Ngãi
- Cảnh giác nạn giả danh phóng viên trấn lột dịp Tết
- Số lượng nhà báo bị sát hại trên thế giới năm 2020 tăng gấp đôi