Hội thảo báo chí và Ký kết Chương trình phối hợp 2016 – 2018 giữa Hội Bảo vệ quyền Trẻ em Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam
Sáng ngày 12/10 tại Hà Nội. Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam và tổ chức Save The Children tổ chức Hội thảo “Tăng cường sự tham gia của các phương tiện thông tin đại chúng và Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em trong việc phòng chống bạo lực trẻ em”. Tại Hội nghị này, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam đã tổng kết Chương trình phối hợp năm 2014-2015 và ký Chương trình phối hợp họat động 2016-2018.
Dự hội thảo có TS. Trần Thị Thanh Thanh – Chủ tịch, ông Đỗ Đức Ngọ – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam. Nhà báo Hồ Quang Lợi Phó Chủ tịch Thường trực , Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ Trần Bá Dung Hội Nhà báo Việt Nam, đại diện các ban, đơn vị của hai Hội. Dự Hội thảo còn có Bà Dragana Strinic, Trưởng đại diện tổ chức Save The Children tại Việt Nam, đại diện Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động – Thương bình và Xã hội) cùng lãnh đạo, nhà báo sinh hoạt ở Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em và gần 50 phóng viên của các cơ quan báo chí ở trung ương và địa phương . Về dự hội thảo có đoàn đại biểu Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên-Huế do bà Thúy Hòa Chủ tịch Hội làm trường đoàn.
Hội thảo không chỉ chia sẻ những kinh nghiệm của các nhà báo viết bài, tham gia phòng chống xâm hại trẻ em mà còn cung cấp thông tin cho các nhà báo trong CLB nhà báo Bảo vệ quyền trẻ em, phóng viên một số cơ quan thông tấn báo chí về thực trạng bạo lực đối với trẻ em Việt Nam hiện nay. Hội thảo cũng đi sâu vào phân tích tác động của bạo lực với trẻ em, chia sẻ một số kinh nghiệm phòng chống bạo lực và đề xuất giải pháp để chấm dứt bạo lực với trẻ em. Trong diễn đàn nhiều đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các thành viên của Hội Bảo vệ quyền trẻ em, Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em và các nhà hoạt động xã hội quan tâm tới trẻ em đã nêu những mặt được và chưa được về công tác truyền thông phòng chống xâm hại trẻ em, nhất là nội dung, hình ảnh đưa tin của các phóng viên và các cơ quan báo chí có những tin, bài còn vi phạm quyền trẻ em, làm tổn hại đến tâm lý trẻ bị xâm hại. Một vấn đề cấp thiết đặt ra là, nhiều phóng viên hiện nay không hiểu đầy đủ về Quyền trẻ em, do thiếu hiểu biết dẫn đến việc không lường trước được hậu quả khi đưa thông tin liên quan đến trẻ em. Bà Trần Thị Thúy Hòa – Chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên – Huế cho rằng “việc đưa thông tin về một trẻ bị xâm hại lên báo nếu không biết cách sẽ như lần “xâm hại thứ hai” đối với đứa trẻ”. Ông Đồng Mạnh Hùng Tổng Biên tập Báo Tiếng nói Việt Nam, thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em đặt vấn đề: Khi có trẻ bị xâm hại, Hội bảo vệ quyền trẻ em các cấp( Nơi có trẻ bị xâm hại) cần có thông tin kịp thời, chính xác để giúp cho các nhà báo phản ánh trung thực, tham gia tích cực vào việc bảo vệ các em; đồng thời ông cũng đề nghị, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cần phối hợp tổ chức thường xuyên các hội thảo, tập huấn về quyền trẻ em và các chuyến đi thực tế ở địa phương cho các nhà báo, nhất là các nhà báo trẻ, mới vào nghề để hiểu Luật trẻ em, đặc biệt là các quyền và bổn phận của trẻ em để giúp các em tác nghiệp hiệu quả.
PPhó Chủ tịch Hội NBVN Hồ Quang Lợi phát biểu tại hội thảo
Phát biểu tại buổi hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Hồ Quang Lợi đánh giá cao các hoạt động của Hội Bảo vệ Quyền trẻ em và Hội Nhà báo Việt Nam trong thời gian vừa qua, đồng thời nhấn mạnh: sự phát triển của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào thế hệ tương lai, chính vì vậy việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em như thế nào để xây dựng một thế hệ tương lai tốt là điều vô cùng quan trọng. Sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, các hội và đặc biệt là sự góp sức của báo chí trong việc bảo vệ quyền trẻ em sẽ góp phần bảo vệ thế hệ tương lai và nâng cao mỗi quan tâm của xã hội đối với vấn đề này.
Bà Dragana Strinic, Trưởng đại diện tổ chức Save The Children tại Việt Nam phat biểu tại HT
Phát biểu tại hội thảo, bà Dragana Strinic Trưởng đại diện tổ chức Save The Children tại Việt Nam giới thiệu về tổ chức Cứu trợ trẻ em và những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện cuộc sống và đảm bảo quyền của trẻ em, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề bạo lực trẻ em, do vậy cần sự phối hợp chặt chẽ giữa truyền thông báo chí và các đối tác trong bảo vệ quyền trẻ em. Đồng thời, bà cũng ghi nhận sự phối hợp có hiệu quả về các hoạt động bảo vệ quyền trẻ em của hai Hôi.
Phó Chủ tịch Hội BVQTEVN Đỗ Đức Ngọ và Phó Chủ tịch Hội NBVN Hồ Quang Lợi ký Chương trình phói hợp hoạt động
TS. Trần Bá Dung, đại diện Hội Nhà báo Việt Nam trình bày tham luận tại Hội thảo
Tại Hội thảo, Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Bảo vệ Quyền trẻ em đã đánh giá tổng kết Chương trình phối hợp 2 năm 2014 – 2015 và ký Chương trình phối hợp hoạt động giữa hai Hội, giai đoạn 2016 – 2018. Trong chương trình phối hợp hoạt đông 3 năm tới, hai Hội đã thống nhất phát huy những kết quả của hai năm trước bao gồm năm nội dung và các biện pháp triển khai thực hiên. Trong đó, việc tổ chức Giải báo chí về quyền trẻ em là nội dung được triển khai ngay từ cuối năm 2016. (treemviet.vn sẽ đăng các văn bản này chuyển tới các cấp của hai Hội, các cơ quan báo chí và bạn đọc cùng chia sẻ). Ngay sau khi ký Chương trình phối hợp, TS. Trần Thị Thanh Thanh, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trểm Việt Nam đã phát biểu khẳng định những kết quả đạt được trong hai năm qua. Bà cũng bày tỏ sự cám ơn các nhà báo và Hội Nhà báo Việt Nam đã đồng hành cùng Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam với tinh thần Chung tâm- Chung trí- Chung sức để bảo vệ quyền trẻ em. Với tinh thần đó, bà tin tưởng Chương trình phối hợp 3 năm tới giữa hai Hội sẽ thành công trong các hoạt động bảo vệ quyền trẻ em trên các phương tiện thông tin, báo chí góp phần vào công tác bảo vệ quyền trẻ em của cả cộng đồng.
Với yêu cầu cấp thiết của việc cung cấp kiến thức cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhà báo viết về trẻ em, TS. Trần Bá Dung – Trưởng Ban Nghiệp vụ (đơn vị đầu mối phối hợp phía Hội Nhà báo Việt Nam- cùng với Ban Biên tập treemviet.vn của Hội Bảo vệ quyền trer em Việt Nam ) cho biết, trong quý IV năm 2016, hai Hội sẽ tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về Quyền trẻ em và nghiệp vụ viết về Quyền trẻ em, đặc biệt cho các phóng viên trẻ, nhằm chia sẻ kiến thức và những kinh nghiệm cho các phóng viên để góp phần chung tay bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước.
Bảo Ngân
Trường đại học đầu tiên tại phía Nam đào tạo thạc sĩ báo chí
- Nhà báo Nguyễn Lâm Thanh - Giám đốc điều hành Trung tâm Truyền hình Việt Nam (VTV8): Điều hành sản xuất, kết nối chương trình phải chính xác tới từng giây
- Nhà báo Hoàng Lâm – Tổng Thư ký tòa soạn báo Lao động: Tất cả các khâu phối hợp nhịp nhàng, không để đứt gãy thông tin
- Hàng trăm phóng viên miệt mài tác nghiệp tại Đại hội Đảng
- Chuẩn bị nguồn lực, phương án đưa tin chính xác, kịp thời Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
- Báo chí cần tập trung bám sát kế hoạch, thông tin đậm nét về Đại hội XIII của Đảng
- Báo chí cần chủ động hơn nữa trong công tác thông tin trước, trong và sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng
- Bài học với báo chí trước thềm Đại hội nhân 17 năm phát hành tiền polymer
- Tây Ninh tập huấn kỹ năng làm báo bằng điện thoại di động